Đó là quán bánh canh "hẻm” của gia đình bà Ngô Thị Lan (67 tuổi) nằm ở số 169,ĐộclạquánbánhcanhrộngmétnămởTPHCMKháchvẫnnườmnượmbs bảng giá đường Lê Quang Định (P.7, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), có tuổi đời gần 40 năm.
Cần câu cơm của cả gia đình
Đi ngang qua con đường Lê Quang Định đông đúc vào lúc 19 giờ, tôi bất ngờ trước một quán lấy đường dẫn vào nhà làm bếp, chỗ ngồi chỉ vỏn vẹn 1 mét nhưng vẫn kín khách.
Quán mở từ lúc 18 giờ - 0 giờ đêm, đây là địa điểm quen thuộc của nhiều tín đồ thích ăn đêm. Càng về khuya, lượng khách đổ vào quán hẻm càng đông.
Suốt 36 năm qua, bà Lan cùng chồng mở bán nuôi 4 người con khôn lớn. Hiện tại, con gái, con trai và con dâu cũng phụ bán. Không khí tại quán luôn tất bật, dù đông nhưng bà chủ vẫn thoăn thoắt làm những phần ăn nhanh nhất đến cho các thực khách.
Chia sẻ với PV, bà chủ nói cả gia đình đều sống nhờ quán bánh canh này. Từ khi còn nhỏ con trai, con gái đã phụ mẹ chạy bàn. Đến nay, hai người con dần dần kế nghiệp mẹ.
Mỗi ngày quán bán khoảng 40kg bánh canh, nui, hủ tiếu.. và 60kg xương. Tất cả đều do cả nhà chuẩn bị từ sáng sớm đến chiều tối. Vì sử dụng hẻm làm quán nên không gian khá chật chội nhưng cả gia đình đều phối hợp nhịp nhàng. Người múc thức ăn, người chan nước lèo vào tô rồi người bưng đến từng bàn. Con trai chủ quán thường xuyên trò chuyện, hướng dẫn khách ăn như thế nào là ngon nhất. Các thành viên trong gia đình cảm thấy vui vẻ, nhiệt tình mỗi ngày được đón khách ra, vào.
Độc lạ bánh canh hẻm 36 năm ở TP.HCM: Quán rộng chỉ 1m nhưng đông khách.
Sau gần 1 tiếng hỏi chuyện, để ý thấy phần lớn khách đến đây đều là khách quen ăn mấy chục năm. Ông Hà (47 tuổi) ăn ở quán hơn 20 năm cho rằng điều giữ chân thực khách ở đây là nhờ sự nhiệt tình của gia đình bà Lan. “Cả gia đình ai cũng vui vẻ, dễ mến. Tôi ăn ở đây cảm thấy rất thoải mái. Nhiều quán bây giờ phục vụ họ khó chịu lắm”, ông Hà chia sẻ.
“Quán này độc nhất Sài Gòn"
Giá mỗi tô bánh canh giò đầy đủ là 45.000 đồng và tô đặc biệt giá 65.000 đồng bao gồm huyết, giò heo, thịt nạc, da heo, củ cải... Ngoài ra, quán còn bán thêm các món bì cuốn, bánh flan, rau câu,...
“Khách đông, hẳn cô có bí quyết gì đặc biệt", chúng tôi tò mò hỏi. Bà Lan kể: “Nước lèo là đặc trưng ở đây, được chế biến theo công thức riêng không giống với bất kỳ đâu. Nước ngọt thanh vì hầm xương kết hợp với củ cải. Đó cũng là bí quyết để khách tìm tới và ghé quán suốt những năm qua".
Mặc dù quán chỉ đủ để một người đi qua, không gian chật hẹp vừa đủ cho 4 bàn và nấu nướng, nhưng khi chúng tôi hỏi “có định mở thêm chi nhánh hay mở rộng mặt bằng không?” thì bà chủ cười đáp lại: “Tôi bán 36 năm, khách ở đây quen rồi. Chật chội, bất tiện khi đi phải nép, tránh nhau nhưng mà vui. Chính cái độc lạ này mới làm nên tên tuổi và thương hiệu của quán. Ai đến một lần cũng nhớ".
Trong một số khách “ruột" tại quán ăn này, có anh Trần Lê Quang (35 tuổi, Q.Bình Thạnh). Tối nay anh ghé ăn một phần bánh canh đầy đủ. Anh chia sẻ biết đến quán vì ngày xưa mẹ hay dắt qua đây ăn, suốt mấy chục năm nay, hầu như tuần nào anh cũng ghé ăn 2 - 3 lần.
“Tôi ăn ở đây từ hồi nhỏ xíu, chắc cũng được 20 năm rồi. Bánh canh ở đây ngon, hương vị đặc biệt không trộn lẫn. Giò không quá dai hay quá mềm, nước dùng ngọt thanh rất hợp với tôi”, anh Quang nói.
Tương tự, bà Trân (50 tuổi, Q.Bình Thạnh) nhận xét quán này là quán bánh canh “độc nhất Sài Gòn". “Tôi ăn ở đây quen rồi, bánh canh ở đây ngon, nước ngọt thanh không nhiều bột ngọt”. Đánh giá về chất lượng món ăn cộng với sự nhiệt tình, vui vẻ của 4 mẹ con bà chủ, bà Trân cho hẳn điểm 10.
Gia đình bà Lan vẫn chưa có ý định mở thêm chi nhánh hay mở rộng mặt bằng. Bà Lan biết ơn và trân trọng những vị khách gần xa ủng hộ. Ở tuổi 67, bà quyết định còn sức là còn bán, còn mang những phần ăn tâm huyết nhất đến cho các thực khách..
Vừa ăn bánh canh cá lóc vừa xem chủ quán xắt bột như cao thủ kiếm hiệp